Trứng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nhiều người bị máu nhiễm mỡ lại không dám ăn trứng vì cho rằng lượng cholesterol trong trứng cao sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp, tim mạch. Vậy sự thật là thế nào, người bệnh mỡ máu có ăn được trứng không? Cùng tìm hiểu để có câu trả lời nhé!
Trứng có nhiều giá trị dinh dưỡng
Trên thực tế để giảm mỡ trong máu thì việc thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng. Đôi khi những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày lại chính là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao.
Có nhiều người dù không phải thừa cân, béo phì hay không hề ăn mỡ, thịt… nhưng vẫn bị bệnh máu nhiễm mỡ. Tại sao lại như vậy? Vấn đề ở đây không phải là loại thực phẩm mà là do rối loạn chuyển hóa dẫn đến mỡ máu. Có nhiều người bệnh tim mạch bị mỡ máu cao kiêng hẳn ăn trứng vì họ sợ trứng có nhiều cholesterol khiến bệnh nặng thêm nhưng thực tế điều này là không cần thiết và người bệnh cũng không cần để ý nên một tuần ăn bao nhiêu quả trứng.
Bởi trứng không phải là loại thực phẩm giống như gạo, rau, muối… ăn hằng ngày, mà thỉnh thoảng mới ăn, có tuần ăn nhiều, tuần ăn ít, chưa kể trứng rất giàu dinh dưỡng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng, có nguồn protein cân bằng thích hợp cho nhu cầu cơ thể. Trong trứng cũng có nhiều chất đạm, chất béo, canxi, vitamin D, các axit béo no, axit béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol, sắt, kẽm, selen, vitamin B12…
Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối. Ngoài ra, trứng còn giàu phốt pho. Trong lòng trắng trứng rất giàu chất sắt vì thế thường được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người thiếu sắt. Tong trứng còn có vitamin nhóm B (B1, B2, B12) và có tỷ lệ vitamin tan trong chất béo (A, D và E) đáng kể.
Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các axit amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể. Lòng trắng trứng chứa albumin, không có cholesterol cũng như chất béo. Lòng trắng nếu được nấu chín, được hấp thu đến 90% và tồn tại trong dạ dày từ 2h30 – 3 giờ.
Trứng có nhiều chất dinh dưỡng như thế nên những người thừa cân, béo phì thường được khuyên dùng 1 hay 2 trứng luộc vào bữa ăn sáng thay cho tinh bột vì trứng sẽ “no bụng” suốt buổi sáng và không có nhu cầu thèm ăn vặt nữa.
Người bệnh mỡ máu có ăn được trứng không?
Mặc dù trứng có chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà) nhưng trong trứng có nguồn chất béo rất quý đó là lecithin.
Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành). Đặc biệt, trong trứng có tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol do vậy lecithin sẽ có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Lecithin giúp giảm cholesterol, tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt) và làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) hiện hữu trong cơ thể con người.
Ngoài ra, lecithin giúp giảm cân, giúp phá vỡ và phân tán mỡ trong thức ăn và trong máu thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đó, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ đã được phân chia nhỏ này để làm nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hơn là dự trữ trong các mô tế bào.
Việc tăng cholesterol máu được xác định khi có sự tăng rõ rệt nồng độ LDL cholesterol (mỡ máu xấu), thúc đẩy sự tạo vữa mạch và dẫn đến tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch vành. Việc điều trị tăng cholesterol huyết phụ thuộc vào mức độ cao, thấp.
Trường hợp tăng ở mức nhẹ là 130 – 159 mg/dl chỉ cần thực hiện một số biện pháp dinh dưỡng điều trị gồm: Giảm mỡ động vật và các thực phẩm nhiều cholesterol để giảm lượng cholesterol ăn vào tạo điều kiện giảm lượng LDL – cholesterol huyết thanh.
Cần chú ý giảm cả lượng axit béo một nối đôi chưa bão hòa nhóm trans, mỡ margarine (mỡ thực vật được làm giàu thêm vitamin…), sữa có lượng béo cao và thay bằng lượng sữa không có béo, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc…
Vì vậy, không có lý do gì để người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp loại bỏ trứng vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, nhưng không nên ăn thường xuyên hằng ngày. Ăn thường xuyên sẽ rất đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
Nếu có ai hỏi “người bệnh mỡ máu có ăn được trứng không?” chắc hẳn bạn sẽ có câu trả lời sau khi đọc bài viết này. Trứng không phải là “thuốc độc” với người máu nhiễm mỡ và người bị mỡ máu không có lý gì lại không được ăn. Chẳng qua là không nên ăn thường xuyên mà thôi!