Mỡ máu cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ khi mang thai thường có khẩu phần ăn nhiều hơn, vì thế dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Việc tăng cân quá mức cũng như ăn quá nhiều chất béo xấu khiến mẹ bầu dễ bị mỡ máu cao khi mang thai. Một câu hỏi đặt ra là “Mỡ máu cao khi mang thai có nguy hiểm không?”. Mẹ bầu muốn biết mỡ máu cao có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân mẹ bầu bị mỡ máu cao khi mang thai

Bệnh mỡ máu tăng cao là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở người trung niên, người béo phì. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây bệnh lại có nguy cơ trẻ hóa thậm chí gặp cả ở người gầy và mẹ bầu. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị mỡ máu cao khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu bị mỡ máu cao khi mang thai

Nhiều mẹ bầu bị mỡ máu cao khi mang thai 

– Do ăn quá nhiều: Quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở mẹ bầu hoàn toàn khác với người bình thường. Vì thế trong quá trình mang thai, việc mẹ bầu ăn quá nhiều (nhất là nhiều chất béo) sẽ làm tích tụ mỡ thừa trong cơ thể từ đó gây nên tình trạng mỡ máu tăng cao.

– Do ít vận động: Phụ nữ khi mang thai thường rất thận trọng với việc đi lại, luyện tập thể dục. Việc này với một số mẹ bầu cơ thể yếu thì không sao, nhưng với một số mẹ bầu khỏe mà lười vận động thì nguy cơ mỡ máu càng tăng. Thay vì ngồi một chỗ mẹ bầu có thể đi bộ, tập một số động tác Yoga nhẹ nhàng. 

– Căng thẳng, mệt mỏi: phụ nữ khi mang thai lần đầu hầu hết thường thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn gây ra bệnh mỡ máu cao.

Ngoài một số nguyên nhân trên, mỡ máu cao khi mang thai có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh mỡ máu thì khả năng con cái bị bệnh máu nhiễm mỡ là rất cao.

Mỡ máu cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Câu trả lời là Có! Mỡ máu cao khi mang thai làm tăng nguy cơ tiền sản giật gấp 2 lần so với mẹ bầu có mức cholesterol bình thường. Thực tế có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm độc máu khi mang thai sẽ làm tăng huyết áp thai kỳ, đồng tăng có thể làm tăng những biến chứng về thận, gây phù chân và tay. Hiện tượng này thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3. Nếu mỡ máu cao khi mang thai không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như động kinh, tiền sản giật… nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt bệnh có tình di truyền vì thế nếu mẹ bị mỡ máu cao thì tương lai sau này con cũng có nguy cơ bị bệnh mỡ máu.

Phụ nữ khi mang thai nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng

Phụ nữ khi mang thai nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng

Để đảm bảo mẹ khỏe, con khỏe trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên đi khám định kỳ, theo dõi sức khỏe thai nhi. Nếu có biểu hiện mỡ máu cao khi mang thai cần thăm khám và điều trị sẹo sự chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa mỡ máu cao khi mang thai

Cần có chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh khi mang thai chính là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong để phòng ngừa máu nhiễm mỡ.

Cụ thể mẹ bầu cần chú ý các điều sau:

– Tránh ăn đạm vào bữa tối: Phụ nữ khi mang thai cần hạn chế các món ăn giàu đạm, đặc biệt nên hạn chế ăn vào bữa tối. Nếu bà bầu ăn đạm nhiều vào bữa tối sẽ làm Cholesterol đọng lại trên động mạch sẽ gây xơ vữa động mạch và gây những biến chứng nguy hiểm khác.

– Không ăn ăn mặn: Phụ nữ mỡ máu hoặc tiểu đường cao không nên ăn nhiều muối khi mang thai. Nên ăn nhạt để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch, tiền sản giật

– Nên ăn nhiều rau xanh và các loại cá: Phụ nữ khi mang thai nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ để hạn chế lượng Cholesterol tiêu thụ vào cơ thể. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên ăn nhiều cá. Vì cá là thực phẩm chứa nhiều Omega 3, có tác dụng rất tốt cho hoạt động tim mạch. Ngoài ra, ăn cá còn giúp thai nhi phát triển thị giác và trí não ngay từ trong bụng mẹ. Một số loại cá tốt cho thai nhi là: cá ngừ, cá mòi, cá trích… Một số loại cá tốt nhưng bà bầu nên tránh là cá kình, cá thu, cá kiếm vì chứa nhiều thủy ngân, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc.

– Nếu mẹ bầu khi mang thai nếu bị tiểu đường hoặc máu nhiễm mỡ có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe. Ngoài ra nên tránh dùng dầu dừa, dầu cọ mà thay vào đó là dùng dầu ôliu, dầu đậu nành, hướng dương để hạ mức Cholesterol trong cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh và cá rất tốt cho bà bầu

Ăn nhiều rau xanh và cá rất tốt cho bà bầu

Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng ngừa mỡ máu cao khi mang thai mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay luyện tập yoga. Đặc biệt khi bị mỡ máu cao không nên tự ý dùng thuốc (kể cả Đông y hay Tây y) mà nên có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ hay người có chuyên môn.

Qua câu hỏi “Mỡ máu cao khi mang thai có nguy hiểm không?” chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho chính mình và người thân. Mỡ máu cao là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, nhất là với phụ nữ mang thai. Vì thế việc nhận biết sớm bệnh mỡ máu có thể hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

0/5 (0 Reviews)

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Cinabet. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 30.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
Hỗ trợ trực tuyến