Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ… Vậy mỡ máu ăn gì cho tốt? Muốn biết câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khái niệm về mỡ máu cao
Mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Đây là tình trạng lượng chất béo trong cơ thể tăng cao quá mức cho phép (theo khuyến nghị của Y tế). Mỡ máu tăng cao là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở độ tuổi từ 40-60 tuổi tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng máu nhiễm mỡ đang ngày càng trẻ hóa và xảy ra ở mọi lứa tuổi kế cả trẻ em.
Rối loạn mỡ máu, nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do bạn sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ Triglyceride trong máu ( ví dụ như các loại thuốc estrogen hay thuốc điều trị HIV…).
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh mỡ máu có thể do di truyền: tức trong gia đình (cha,mẹ, anh, chị) có người rối loạn mỡ máu hoặc đang mắc một số bệnh về tim mạch thì bạn có nguy cơ bị bệnh rất cao.
Nếu rối loạn mỡ máu không có phương pháp điều trị đúng dễ xảy ra một số biến chứng như: xơ vữa động mạch, suy tim, tai biến hoặc đột quỵ.
Nếu bạn bị mỡ máu cao trước hết là cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ sau đó cân bằng lại chế độ ăn uống. Người bệnh mỡ máu rất cần một chế độ ăn uống lành mạnh.
Mỡ máu ăn gì cho tốt?
- Người mỡ máu nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp
Không nên ăn nhiều mỡ động vật hay nội tạng động vật như dầu dục, gan… bởi những thực phẩm này có chứa lượng cholesterol cao. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều cholesterol vì thế cũng cần hạn chế. Không nên ăn vượt quá 2 quả trứng/ngày.
- Người mỡ máu cao nên ăn ít thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (vịt), các loại da động vật… đều có hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho người mỡ máu. Người mỡ máu cao có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng là thịt gà, thịt cá…
- Người mỡ máu nên tăng cường hoa quả và rau xanh
Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin rất tốt cho người bệnh mỡ máu. Chất xơ sẽ giúp người bệnh giảm thiểu hàm lượng cholesterol, nó đóng vai trò quan trọng giúp điều hòa mỡ máu, loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.
- Người mỡ máu cao nên sử dụng thực phẩm chứa Omega 3, Omega 6
Những loại thực phẩm là mỡ động vật người mỡ máu không nên ăn nhưng có thay vào đó có thể dùng dầu thực vật. Các loại dầu có chứa axit béo chưa no có nhiều nối đôi như Omega 3, Omega 6.
Ngoài ra, Omega 3, 6 cũng có nhiều trong 1 số loại thực phẩm là cá, dầu lạc, dầu oliu, dầu vừng…
Mỡ máu nên tập luyện thế nào cho tốt
Bên cạnh câu hỏi “mỡ máu ăn gì cho tốt?” thì việc luyện tập với người mỡ máu cũng cực kỳ quan trọng.
Thông thường mọi người vẫn nghĩ rằng việc vận động mạnh bằng các bộ môn thể thao như chạy marathon, đánh tennis, đá bóng, bơi, đạp xe… tập luyện đến khi thở mạnh, rồi mồ hôi vã ra tức là đã giúp cơ thể giảm mỡ trong máu. Tuy nhiên đây là suy nghĩ chưa hoàn toàn đúng. Nhiều người luyện tập với cường độ mạnh nhưng thắc mắc tại sao khi đi khám vẫn không giảm mỡ máu hay giảm cân?
Trên thực tế: cường độ vận động có hai loại vận động có oxy và vận động không có oxy.
Vận động có Oxy: là dạng vận động có cường độ nhẹ như đi bộ, chạy chậm, nhảy dây, đạp xe, tập dưỡng sinh… Dạng vận động này khiến cơ thể có đủ oxi, cơ bắp sử dụng năng lượng từ sự Oxy hóa acid béo vì thế mỡ sẽ được tiêu hao nhanh. Vận động nhẹ nhưng trong thời gian dài từ 30p trở lên thì việc giảm mỡ là >80%.
Vận động cường độ vừa mà thời gian ngắn thì tỷ lệ tiêu hao là 50/50%. Còn vận động cường độ lớn mà chỉ trong thời gian chưa đến 20p thì lượng mỡ tiêu hao chỉ chiếm 15-20%.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: thời gian vận động sau 20p cơ thể lúc này mới bắt đầu dùng mỡ để tạo năng lượng. Còn trước 20 phút cơ thể mới chỉ dùng đường glucose để tiêu thụ. Vì thế muốn hao mỡ thì phải vận động trên 30 phút (vì khi đó mở và glycogen – một loại đường từ glucose dự trữ ở gan và cơ – mới được chuyển hóa thành năng lượng. Cùng sự vận động, thời gian vận động nên kéo dài như thế lượng mỡ tiêu hao mới đạt tỉ lệ từ 70-90%. Do đó, nếu bạn vận động dưới 30 phút sẽ không có tác dụng giảm mỡ, giảm cân gì dù cường độ vận động là lớn hay vừa.
Ngoài ra, thời gian vậy động phải liên tục không được gián đoạn. Đi bộ nên đi nhanh hơn và thời gian là > 30 phút, không nên vừa đi vừa nghỉ vì như thế việc tiêu hao mỡ là không có tác dụng. Thời gian vận động trung bình nên từ 45-60p là tốt nhất. Khi luyện tập nên hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Theo nghiên cứu, nếu đi bộ nhanh và buổi sáng 1-2h lượng chất béo tiêu hao không đáng kể bằng đi bộ vào buổi tối. Thống kê cho thấy 2h sau khi ăn xong nên đi bộ từ 40-60p sẽ giúp lượng chất béo tiêu hao nhiều nhất. Đi bộ vào buổi tối còn làm giảm cảm giác thèm ăn , giảm cholesterol và triglycerid máu.
Vận động không có oxy: là dạng vận động với cường độ nhanh và mạnh như đá bóng. bóng rổ, bơi, tập tạ, đánh tennis… Vận động mạnh đòi hỏi lượng Oxy cao, lúc này cơ thể không thể đáp ứng đủ Oxy vì thế cơ thể sẽ lấy năng lượng được chuyển hóa từ glucose theo con đường vô khí, từ đó tạo ra acid lactic tăng cao ức chế sự phóng thích acid béo tự do, làm giảm chuyển hóa mỡ Lipid.
Nếu vận động mạnh trong thời gian ngắn rồi nghỉ sẽ không có tác dụng giảm mỡ, lúc này cơ thể mới chỉ tiêu hao đến chất đường mà thôi.
Vận động mạnh, thở gấp đôi khi làm cơ thể thiếu hụt Oxy, tăng sự thải CO2 nhanh kết quả có thể làm co thắt thành mạch máu não, cơ tim đồng thời ức chế sự di chuyển Oxygen… Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những tai biến như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Vì thế người > 50 tuổi không nên vận động mạnh, ngay cả người trẻ việc luyện tập mạnh, quá sức cũng không được khuyến khích.
Tóm lại mỡ máu ăn gì cho tốt? Hay tập luyện thế nào cho tốt luyên là điều mà những điều người bệnh máu nhiễm mỡ cần quan tâm. Hy vọng qua bài viết này người bệnh mỡ máu sẽ biết cách ăn uống và luyện tập đúng đắn để cải thiện tình trạng của bệnh!