Tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe, bạn và gia đình nên kiểm tra tầm soát bệnh sớm, tránh hối tiếc sau này. Dưới đây là những lưu ý bắt buộc khi xét nghiệm Tiểu đường lần đầu. Không được bỏ qua!
Dấu hiệu cảnh báo cần phải xét nghiệm tiểu đường?
Bệnh Tiểu đường hay Đái tháo đường có 2 dạng chính thường gặp là: tuýp 1 và tuýp 2. Mẹ bầu mắc Tiểu đường trong thời gian thai kỳ cũng cần quan tâm xét nghiệm máu để có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng cho cả mẹ và con.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi xét nghiệm chỉ số đường huyết:
– Luôn thấy khát nước: Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể tự động tách một phần nước trong tế bào để bơm vào máu giúp pha loãng đường dư trong máu, kích thích não tạo cảm giác khát nước.
– Đi tiểu liên tục: Glucose được tái hấp thu tại ống lượn gần của thận. Lượng đường trong máu của BN đái tháo đường tăng cao, thận không thể tái hấp thu lại toàn bộ về máu, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu. Đó là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
– Thường xuyên thấy đói, mệt mỏi, uể oải: Do thiểu năng insulin nên người đái tháo đường khó hấp thu được đường vào nuôi dưỡng các tế bào. Từ đó cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, gây ra cảm giác đói và dễ mệt mỏi.
– Mắt mờ dần đi: Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng, làm thay đổi khả năng nhìn của bạn.
– Giảm cân bất thường: Khi cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đường đi vào máu và bị đào thải qua nước tiểu để ra ngoài làm cơ thể thiếu năng lượng, phải rút mỡ và cơ để dùng.
Đồng thời, insulin thiếu hụt hạn chế sự tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu hao mỡ.
– Vết thương, loét da khó lành: Do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn, gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó lành vết thương (tổn thương thần kinh).
Tóm tắt triệu chứng thường gặp ở người Tiểu đường tuýp 2: chuột rút, táo bón, mắt mờ, da nhiễm trùng và tái phát nhiều lần.
Các dấu hiệu bệnh không đồng loạt xuất hiện. Vì vậy bạn nên xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhé.
Đối tượng nên xét nghiệm tiểu đường
Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ ADA (American Diabetes Association), những đối tượng sau đây nên được kiểm tra bệnh tiểu đường:
– Chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 23, bất kể tuổi tác
– Lứa tuổi trên 45 tuổi nên kiểm tra đường huyết ban đầu, nếu kết quả bình thường, sẽ được kiểm tra sau đó 3 năm 1 lần.
– Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, nên được kiểm tra bệnh tiểu đường 3 năm 1 lần.
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về lượng đường trong máu bất thường hoặc dấu hiệu kháng insulin.
– Có các yếu tố nguy cơ: huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lối sống ít vận động, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim.
Cần chuẩn bị và lưu ý những gì cho xét nghiệm tiểu đường lần đầu?
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường, cần phải đi khám ngay.
Người đi xét nghiệm tiểu đường lần đầu cần chuẩn bị những gì?
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các triệu chứng bạn gặp phải, gia đình bạn đã có ai mắc bệnh tiểu đường, những loại thuốc đã dùng trong thời gian gần đây (một số loại dược phẩm thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm). [TP2] Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ sẽ quyết định làm cho bạn một số xét nghiệm.
Có 5 phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường:
– Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch khi đói.
– Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn.
– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
– Xét nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống (OGTT).
– Xét nghiệm HbA1C (phổ biến nhất hiện nay).
*Người tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Tùy vào loại xét nghiệm bạn mới cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
– Đối với xét nghiệm HbA1C – mức đường huyết trung bình trong 3 tháng, bạn không cần nhịn ăn hay nhịn uống gì cả.
– Biện pháp dung nạp Glucose đường uống cần uống nước ngọt trong suốt thời gian xét nghiệm.
– Khi xét nghiệm Glucose huyết tương ngẫu nhiên, bạn cứ ăn thoải mái đi nhé.
– Riêng xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG), bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 -12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm này.
*Lưu ý trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống:
Xét nghiệm này thường thực hiện vào buổi sáng nhằm lấy máu của bệnh nhân để xét nghiệm đường huyết lúc đói để biết nồng độ đường huyết trong máu cao hay thấp. Qua đó có thể phát hiện người xét nghiệm có bị bệnh Tiểu đường không.
Người xét nghiệm tiểu đường lần đầu cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống bình thường (ít nhất 150g tinh bột mỗi ngày) trong vòng 3 ngày trước đó.
Trước khi xét nghiệm: nhịn ăn 8 – 12 giờ, nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi xét nghiệm
Trong quá trình xét nghiệm nhất là xét nghiệm tiểu đường lần đầu: không hút thuốc lá, không uống cafe. Khi xét nghiệm, bạn sẽ được uống dung dịch glucose 75g trong 5 phút rồi đợi bác sĩ kiểm tra đường huyết 2 lần sau khi dung nạp nước glucose 1 giờ và sau 2 giờ. Bạn hoàn toàn có thể uống nước trong khoảng thời gian này.
Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,
Tư vấn Đái Tháo Đường và phòng ngừa biến chứng