Người bệnh tiểu đường thường chọn ăn bún, miến, phở thay cơm để cắt giảm tinh bột, giúp kiểm soát đường huyết. Bạn có biết nếu không sử dụng các thực phẩm này đúng cách có thể khiến đường huyết tăng lên với tốc độ “không phanh” không? Món nào làm tăng đường huyết cao nhất?
Bún, Miến, Phở, Cơm – Món nào làm tăng đường huyết cao nhất?
Bún, miến, phở, cơm là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên đối với người tiểu đường thì đây lại là một rắc rối không nhỏ vì cả 4 món này đều nhiều tinh bột và làm tăng đường huyết sau ăn của bạn.
Nếu bạn không sử dụng các thực phẩm này đúng cách, đường huyết có thể tăng lên với tốc độ “không phanh”. Vậy bún, miến, phở, cơm: Món nào làm tăng đường huyết cao nhất?
Để đánh giá những nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn, các nhà khoa học sử dụng Chỉ số đường huyết – Glycemic index (GI), thể hiện tốc độ tiêu hóa- hấp thụ của các thực phẩm, tăng đường huyết, tính theo thang điểm 100.
Chỉ số đường huyết trung bình GI | Thang điểm |
Thấp | 0 – 55 |
Trung bình | 56 – 59 |
Cao | 70 – 100 |
- Bún:
Bún được làm từ bột gạo tẻ. Bún chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, gồm: protein, glucid, cellulose, calci, phospho, sắt và các loại vitamin B1, B2… Bún dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món nên được nhiều người ưa thích.
Do bún có chỉ số đường huyết thấp (GI = 26,5) nên rất phù hợp cho thực đơn của người tiểu đường.
Tuy nhiên, bún chứa nhiều carbohydrate (đường đơn) làm đường huyết sau ăn tăng nhanh, kèm hàn the, chất tẩy trắng, làm chua…. nên bún có hại cho sức khỏe nếu ăn nhiều.
- Phở:
Món ăn được làm từ bột gạo tẻ giống bún, có chỉ số đường huyết GI tương tự bún, cụ thể là GI = 32,1.
- Miến:
Có nhiều loại miến: miến gạo, miến dong, miến đậu xanh… Miến rất giàu dinh dưỡng, lượng calo thấp, dễ ăn và là thực phẩm được người giảm cân lựa chọn rất phổ biến.
Tuy nhiên, miến có chỉ số đường huyết GI rất cao, GI = 95. Vì vậy người tiểu đường nên đặc biệt chú ý và theo dõi đường huyết khi ăn miến. Nếu không biết cách ăn đúng cách và ăn với lượng vừa phải, đường huyết của bạn có thể “tăng không phanh” đấy.
- Cơm trắng:
– Cơm trắng là thành phẩm sau khi nấu chín gạo tẻ. Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam. Gạo có chỉ số đường huyết GI rất cao: GI= 83.
– Bạn có thể thay thế cơm trắng bằng gạo lứt, gạo mầm hoặc lựa chọn những loại gạo được xát rối để giảm hấp thu tinh bột.
Thông qua chỉ số GI và phân phân tích trên, người tiểu đường đã có thể xác định được trong 4 món ăn chính phổ biến của người Việt là “bún, miến, phở, cơm” món nào làm tăng đường huyết cao nhất rồi đúng không nào!
Người đái tháo đường nên hạn chế các món bún, miến, phở, cơm… nhưng không cần phải kiêng hoàn toàn.
Cách nào để ăn bún, miến mà không làm tăng đường huyết?
Mặc dù bún, phở, miến đều là những thực phẩm làm tăng đường huyết mạnh sau ăn, nhưng bệnh nhân tiểu đường không cần phải kiêng tuyệt đối. Người bệnh vẫn có thể ăn chừng mực và đúng cách theo gợi ý sau:
– Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác như: đạm, tinh bột, vitamin, chất béo.
– Điều chỉnh lượng ăn phù hợp với nhu cầu năng lượng của mỗi người: tính toán lượng ăn theo công thức giảm 10% tinh bột và tăng 10% khẩu phần đạm so với nhu cầu năng lượng bình thường.
– Ăn rau trước: Chất xơ trong rau sẽ cản trở quá trình hấp thu đường vào cơ thể và làm chậm việc chuyển hóa đường.
– Chú ý đo đường máu trước và sau ăn để xem chỉ số này có tăng nhiều không? Nếu tăng thì người bệnh nên hạn chế bớt khẩu phần cho lần ăn kế tiếp.
– Kết hợp sử dụng Cinabet hàng ngày để hỗ trợ điều trị Tiểu đường, giảm và ổn định đường huyết, giảm HbA1c, giảm mỡ máu.
Nói tóm lại bún, miến, phở, cơm – món nào làm tăng đường huyết cao nhất? Câu trả lời chính là cơm. Tuy nhiên việc ăn nhiều bún, phở cũng không hề tốt cho sức khỏe. Vì thế nên ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau xanh và luyện tập sức khỏe đều đặn là cách tốt nhất giúp đường huyết ở người bệnh đái tháo đường luôn ổn định
Tư vấn Đái Tháo Đường và phòng ngừa biến chứng