Biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong, đó là lý do tại sao việc phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của Bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Biến chứng tiểu đường có thể được chia thành hai loại: cấp tính (đột ngột) và mạn tính (lâu dài). Bài viết này thảo luận về các phòng ngừa biến chứng của bệnh Tiểu đường và chiến lược để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Tiểu đường không chữa trị kịp thời sẽ có biến chứng nguy hiểm
1. Tổng quan về các biến chứng của bệnh Tiểu đường và nguyên tắc phòng ngừa
Biến chứng cấp tính
– Nhiễm toan ceton tiểu đường (DKA)
– Hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton (HHNS)
– Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình bệnh.
Biến chứng mãn tính
– Tim mạch: Bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ
– Mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
– Tổn thương thần kinh: Bệnh lý thần kinh
– Tổn thương thận: Bệnh thận
Bệnh nhân tiểu đường chủ yếu tử vong do các biến chứng mãn tính của bệnh. Các biến chứng mãn tính thường xuất hiện sau vài năm tăng đường trong máu (tăng đường huyết).
Biến chứng tiểu đường ở thể cấp và mạn tính
Nguyên tắc cơ bản phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường:
- Tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ
- Theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ
- Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên
- Gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi các biến chứng
2. Phòng ngừa biến chứng cấp tính trong Đái Tháo Đường
a. Phòng ngừa biến chứng nhiễm toan ceton tiểu đường (DKA)
-
Đặc điểm của biến chứng nhiễm toan ceton:
Biến chứng nhiễm toan ceton là kết quả từ việc tăng đường huyết lâu dài không được kiểm soát tốt.
Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 (không phổ biến ở loại 2).
Xảy ra do thiếu hụt insulin.
Cơ thể phá vỡ chất béo để lấy năng lượng, dẫn đến ceton xuất hiện trong nước tiểu và máu.
Biến chứng này phát triển trong vài giờ.
Có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong.
Đây là một biến chứng nguy hiểm phải nhập viện cấp cứu.
Biến chứng cấp của Tiểu đường rất nguy hiểm vì xảy ra đột ngột vì vậy rất cần thiết để phòng ngừa
-
Triệu chứng của nhiễm toan ceton
Buồn nôn, ói mửa
Đau bụng
Buồn ngủ, mệt mỏi
Thở sâu, nhanh
Cơn khát tăng dần
Hơi thở có mùi trái cây
Mất nước
Nguyên nhân của nhiễm toan ceton
Dùng không đủ liều thuốc/Insulin
Nhiễm trùng
Nhồi máu cơ tim (đau tim)
-
Phòng chống biến chứng nhiễm toan ceton
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ, hàng ngày
Giữ một chế độ ăn uống cân bằng với các bữa ăn theo lịch trình 5-6 bữa/ngày, tuyệt đối không bỏ bữa
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước (uống nhiều nước)
Tập thể dục thường xuyên
Gọi bác sĩ ngay nếu bạn hoặc thành viên gia đình nhận thấy các triệu chứng của biến chứng nhiễm toan keton hoặc lượng đường trong máu của bạn tăng cao (trên 300 mg/dL).
Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
b. Phòng ngừa hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton (HHNS)
Đây là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào không kèm toan keton nặng, có thể xảy ra trên ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2, nhất là người già mắc đái tháo đường.
-
Đặc điểm của hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton:
Khởi phát dần dần (phát triển chậm hơn) so với nhiễm toan ceton tiểu đường DKA (vài ngày đến thậm chí vài tuần).
Xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là người cao tuổi.
Thường xảy ra khi bệnh nhân bị ốm hoặc căng thẳng.
Lượng đường trong máu thường lớn hơn 600 mg/dL.
Không liên quan đến keton trong máu.
Có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Đây là biến chứng nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu.
Hotline Tư vấn và chăm sóc sức khỏe Tiểu Đường
-
Dấu hiệu của hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton:
Các triệu chứng bao gồm đi tiểu thường xuyên, buồn ngủ, mệt mỏi và khát nước. Hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton thường không liên quan đến buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
-
Phòng chống hội chứng tăng glucose tăng thẩm thấu không nhiễm ceton:
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ, hàng ngày
Giữ một chế độ ăn uống cân bằng với các bữa ăn theo lịch trình 5-6 bữa/ngày, tuyệt đối không bỏ bữa
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước (uống nhiều nước)
Tập thể dục thường xuyên
Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,