Cụm từ “đái tháo đường tuýp 1” và “đái tháo đường tuýp 2” đã rất quen thuộc, được nhiều người biết đến vài thập kỷ gần đây. Nhưng rất ít người biết tới khái niệm “đái tháo đường tuýp 3”. Vậy đái tháo đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm không?
Đái tháo đường tuýp 3 là gì?
Thông thường, chúng ta hay nghe tin có những người quen biết bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 (mãn tính); bên cạnh đó có tiểu đường thai kỳ (tạm thời).
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường (glucose) trong máu tới các mô tế bào trong cơ thể. Trong đó có 2 loại tiểu đường chính là:
– Tiểu đường tuýp 1, cơ thể không có đủ insulin.
– Tiểu đường tuýp 2, cơ thể đề kháng insulin làm tăng đường trong máu.
– Tiểu đường thai kỳ: xuất hiện trong suốt quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ mang thai kháng insulin, không được coi là 1 loại riêng biệt của bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GS. Bác sĩ Suzanne M. de la Monte – chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island: “Insulin không chỉ được sản xuất trong tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não”. Việc bệnh nhân mắc Alzheimer (mất trí nhớ) xuất hiện tình trạng kháng insulin trong não được gọi chung là bệnh Đái tháo đường tuýp 3. Bệnh được công nhận vào năm 2005.
– Do bệnh nhân chịu tổn thương tụy (viêm mãn tính), bộ não không sản xuất đủ insulin.
– Nếu không có insulin: não chịu tổn thương nặng hơn nếu thiếu insulin như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2. Thực chất đái tháo đường tuýp 3 đều là đã bị mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 phát triển thành.
– Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của người đái tháo đường tuýp 3 chỉ bằng 50% người đái tháo đường tuýp 2, cần bổ sung thêm Insulin nhiều gấp 5 – 10 lần tuýp 2.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 3
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ tiến triển thành bệnh Alzheimer là 60%. Một nghiên cứu có hơn 100.000 người mất trí nhớ cho thấy phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 2 dễ bị chứng mất trí nhớ mạch máu hơn nam giới.
Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 3:
– Gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường.
– Bị huyết áp cao.
– Thừa cân, béo phì.
– Trầm cảm, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Đái đường tuýp 3 có nguy hiểm không?
Alzheimer và tiểu đường đều là bệnh phải “sống chung”, không thể chữa khỏi. Đái tháo đường tuýp 3 có thể biến chứng thận, mắt, da, tim mạch, huyết áp, có thể gây tử vong lại bị mất trí nên cực kì nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh nhân cần được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng
Ngoài các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như tăng đường trong máu, giảm cân, tiểu nhiều, uống nước thường xuyên… thì người bệnh đái tháo đường tuýp 3 có biểu hiện giống bệnh Alzheimer, gồm:
– Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, quan hệ giao tiếp hàng ngày.
– Khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.
– Hay nhầm lẫn.
– Giảm khả năng suy đoán thông tin.
– Tính cách thay đổi thất thường.
– Không thể hình thức ký ức mới.
Để chẩn đoán chính xác, phân biệt rõ ràng bệnh đái tháo đường tuýp 3 với đái tháo đường tuýp 1 và 2, bệnh nhân cần sử dụng công nghệ quét hình ảnh bằng cộng hưởng từ não MRI và CT Scanner. Khi phát hiện mắc tiểu đường tuýp 2 bạn cần điều trị ngay để tránh dẫn tới tiểu đường tuýp 3.
Phương pháp điều trị
Để điều trị đái tháo đường tuýp 3 cần thực hiện các phương pháp giống như với trị đái tháo đường tuýp 2:
– Thay đổi cách sống, sinh hoạt khoa học và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
– Dùng thuốc trị tiểu đường giống người bệnh tiểu đường tuýp 2, sử dụng insulin dạng uống và tiêm khi có chỉ định, thuốc hạ lipid máu để giảm cholesterol.
– Nếu người bệnh nhân mắc cả tiểu đường tuýp 2 lẫn bệnh Alzheimer thì cần đặc biệt coi trọng việc điều trị trị đái tháo đường tuýp 2 để ngăn chặn phát triển bệnh Alzheimer, làm chậm quá trình mất trí, bảo vệ tế bào thần kinh não.
– Kết hợp thuốc hướng thần chống suy giảm trí nhớ, giảm stress, trầm cảm, có thể được điều trị bằng thuốc hướng thần.
Phương pháp phòng tránh
Khi bệnh nhân chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 3, ngoài việc tuân thủ uống hoặc tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý:
– Kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày, cholesterol hàng tháng.
– Duy trì cân nặng vừa phải.
– Thay đổi lối sống: Tập thể dục, thể thao, vận động nhẹ 30 phút mỗi ngày.
– Chế độ dinh dưỡng: hạn chế đồ tinh bột, ngọt, đồ béo, nhiều đạm, không rượu bia, chất kích thích, thuốc lá… Nên ăn nhiều chất xơ, rau củ quả, uống trà thảo dược.
– Tránh stress, căng thẳng trong cuộc sống, không thức khuya.
Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì về bệnh lý Tiểu đường, Mỡ máu. Hãy để lại thông tin tại đây. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với bạn trong thời gian gần nhất!
Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,