Ở phần 1, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa một số biến chứng cấp tính. Trong phần 2 này, mời bạn đọc tham khảo về các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường và cách Phòng ngừa các biến chứng của Tiểu đường này.
3. Phòng ngừa biến chứng tim mạch trong bệnh tiểu đường
Các vấn đề về tim mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường.
Có tới 75 đến 85% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chết vì bệnh tim hoặc đột quỵ. Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh tim mạch.
- Đàn ông mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 3 lần so với đàn ông không mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 đến 6 lần so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường thường không có các triệu chứng kinh điển của bệnh tim, chẳng hạn như đau thắt ngực, khó thở nên khá khó để nhận biết.
Các yếu tố nguy cơ khác của biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường:
- Tuổi cao
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Sử dụng thuốc lá
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Nguyên tắc chung để phòng ngừa bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường
- Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu.
- Điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi khác đối với bệnh tim (huyết áp cao, cholesterol cao và hút thuốc).
- Sử dụng Aspirin để ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu aspirin phù hợp với bạn.
- Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Phòng ngừa biến chứng bệnh mạch máu ngoại biên do bệnh tiểu đường
Giảm lưu lượng máu đến ngoại biên gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường.
Triệu chứng thường gặp là:
- Bị chuột rút ở bắp chân khi đi bộ, leo cầu thang hay vận động mạnh
- Cảm giác tê hoặc lạnh ở cẳng chân
- Da chân nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu xanh tái
- Nhiễm trùng hoặc lở loét trên bàn chân hoặc chân
- Rụng lông ở chân hoặc bàn chân
- Thời gian lành vết thương kéo dài
Những người bệnh tiểu đường mắc biến chứng động mạch ngoại biên có nguy cơ rất cao bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, do đó, việc phòng ngừa sớm biến chứng này là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ:
- Bỏ hút thuốc.
- Kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Mục tiêu HbA1C dưới 7%, xét nghiệm HbA1C định kỳ.
- Hạ huyết áp xuống dưới 140/80 mmHg.
- Giảm nồng độ LDL- cholesterol dưới 100 mg/dl.
- Xin lời khuyên của bác sĩ về việc dùng aspirin hoặc các thuốc kháng kết tập tiểu cầu khác. Những loại thuốc này đã được chứng minh làm giảm các cơn đau tim và đột quỵ ở những người bị bệnh mạch máu ngoại biên.
- Vận động thể dục thường xuyên.
5. Phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường
Tổn thương võng mạc (lớp lót bên trong mắt) là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.
Biến chứng này được chia làm 2 loại: không tăng sinh và tăng sinh.
- Tổn thương võng mạc không tăng sinh: Thường gặp và mức độ nhẹ hơn. Thường xảy ra sau vài năm bị tiểu đường.
- Tổn thương võng mạc tăng sinh: Các mạch máu mới phát triển trong và xung quanh võng mạc. Các triệu chứng bao gồm mờ mắt, đốm đen hoặc lỗ hổng trong tầm nhìn và thậm chí là mù lòa. Phương pháp điều trị bao gồm trị liệu bằng laser và phẫu thuật. Một số bệnh nhân với dạng không tăng sinh của bệnh võng mạc có thể tiến triển thành dạng tăng sinh.
Cách phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường:
- Định kì khám mắt để phát hiện sớm tổn thương: Người bệnh tiểu đường tuýp 1 đã chẩn đoán trên 5 năm và người bệnh tuýp 2 mới được chẩn đoán nên định kì kiểm tra ở mắt tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt ít nhất 2 lần/năm.
- Kiểm soát tốt đường huyết, giúp phòng ngừa biến chứng không chỉ ở mắt mà còn ở các cơ quan khác như tim, thận, não, mạch máu ngoại vi…
- Luôn giữ huyết áp, cholesterol máu ở mức cho phép.
- Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc.
- Đến khám ngay tại chuyên khoa mắt nếu bạn có một hay nhiều dấu hiệu sau: Nhìn mờ, nhìn đôi, thị lực suy giảm, đọc khó, mắt đỏ, đau mắt, ruồi bay.
Trên đây là một số bí quyết Phòng ngừa các biến chứng của Tiểu đường bạn đọc cần tham khảo, hy vọng thông qua bài viết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ biết cách làm thế nào để duy trì và tránh những biếng chứng không đáng có.
Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,